Thần thức rời thể xác nhanh hay chậm cùng với nghiệp lực con người tạo ra có mối quan hệ trực tiếp. Nói một cách đơn giản, người nghiệp lực cực thiện hay cực ác cho đến người được vãng sanh thì thần thức rời thể xác rất nhanh.
Còn hạng phổ thông bình thường việc thần thức rời thể xác chậm hơn. Ví như người khi sống có tâm hiếu dưỡng cha mẹ nhân từ bất sát giúp đời cứu người…bởi nghiệp nhẹ nên khi chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi lành ( Nhân đạo, Thiên đạo ). Lại hạng người khi sống nham hiểm độc ác ngỗ nghịch bất hiếu sát sanh hại vật… do vì nghiệp nặng nên khi mới chấm dứt hơi thở, thần thức trực tiếp sanh về cõi ác ( Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh).
Còn người sanh tiền phát tâm niệm Phật lâm chung mong cầu từ lực Phật tiếp độ; hoặc tu thiền định chứng Vô sanh pháp nhẫn đã ra khỏi Tam giới. Hạng người đó sẽ biết trước giờ chết, thân không bệnh khổ tâm không phiền não vui vẻ niệm Phật hoặc nhập định mà rời thể xác, trực tiếp vãng sanh Tịnh độ hay chứng đắc Thánh quả hưởng thọ vô lượng điều vui. Còn lại hạng người phổ thông bình thường nghiệp lực không thuộc cực thiện hay cực ác, thần thức rời thể xác sẽ chậm hơn. Thời gian nhanh và chậm có khác nhau, do đó ước định từ khoảng mười đến mười hai giờ đồng hồ sau khi người bệnh chấm dứt hơi thở là vậy.
Sau khi thần thức đã rời thể xác trước khi chưa thọ thân quả báo đời sau, trong khoảng thời gian này thần thức sẽ thọ thân trung ấm. Có người sau khi thọ thân trung ấm chỉ qua một hai ngày thì thọ thân quả báo đời sau có người một hai tuần thọ thân quả báo đời sau, nhưng tối đa là bảy tuần quyết định sẽ có chỗ cho thần thức thọ sanh.
Nói chính xác, chỗ thần thức rời thể xác là phần lạnh sau cùng của cơ thể, nhưng tối kỵ việc dùng tay thăm dò hơi nóng trên thân thể người chết. Vì thế, từ khoảng mười đến mười hai giờ đồng hồ là có liên hệ tình hình như bài trên đã nói. Nhưng nên xem thời tiết nóng hay lạnh hoặc địa phương có thích nghi hay không thích nghi, rồi ước lượng khả năng mà đem thời gian thăm dò hơi nóng người chết co lại hoặc kéo dài một chút đều có thể được.
Theo lời của Pháp sư Tịnh Không