Câu chuyện chân thực: Lão hòa thượng chuyển sinh đòi nợ

0
3

Trong các tín ngưỡng, tôn giáo đều nói rằng: Nợ là phải hoàn trả, kiếp này không trả thì kiếp sau phải trả. Một câu chuyện có thật xảy ra vào thời nhà Minh về lão hòa thượng chuyển sinh đòi nợ, một lần nữa lại minh chứng cho chân lý này.

Vào thời nhà Minh, tại thôn Ngọ Cấp thuộc trấn Ngọ Cấp, thành phố Vũ An tỉnh Hà Bắc, nơi đó có gia đình họ Lý mở một quán trọ ở Sơn Tây. Một hôm nọ, có lão hòa thượng đi hóa duyên để xây chùa đến thuê trọ trong quán của ông chủ Lý, hai người dần dần quen biết nhau.

Lão hòa thượng rất tín nhiệm với ông chủ Lý, vì xuất hành đi hóa duyên, trên người mang theo ngân lượng rất bất tiện, do đó lão hòa thượng mỗi lần hóa duyên trở về sẽ đem ngân lượng đưa cho ông chủ Lý cất vào trong tủ. Bẵng một thời gian, số ngân lượng dần dần nhiều lên, ông chủ Lý nhìn đống ngân lượng liền nảy sinh lòng tham, muốn đem tiền giấu đi.

Vào một hôm nọ, ông chủ Lý nhân dịp lão hòa thượng ra ngoài hóa duyên, đã mang toàn bộ số tiền của mình và số tiền hóa duyên của hòa thượng rời đi, sau đó chạy về quê nhà ở Vũ An. Lão hòa thượng đi hóa duyên trở về nhìn thấy nhà trọ đã bị bán, đổi luôn cả ông chủ. Nghe ngóng mới biết rằng ông chủ Lý đã sớm dọn đi rồi, lại còn gấp gáp như sắp chết.

Ông chủ Lý cầm lấy số tiền cất giấu trở về Vũ An để lập nghiệp, mua ruộng đất, dần dần có được ruộng đất bao la, nhà cửa trăm phòng, tiền bạc vô số, sau đó còn trở thành người giàu nhất nhì ở Vũ An.

Rồi một ngày, ông chủ Lý đang ngủ trưa, trong lúc mơ màng nhìn thấy lão hòa thượng đã ở trọ quán mình nhiều năm về trước, sau lưng mang theo một bao đựng tiền đến trước mặt, nói với ông rằng: “Đến lúc trả lại tiền cho tôi rồi”. Đúng lúc này người hầu của ông chạy đến báo tin, vừa vào cửa đã hét lên: “Lão gia, nhị phu nhân sinh được một đứa con trai”.

Ông chủ Lý đang ngủ liền giật mình tỉnh dậy. Hỏi: “Sinh cái gì?” Người hầu đáp: “Phu nhân vừa sinh được một đứa con trai”. Ông chủ Lý trong lòng kinh ngạc, biết rằng đây chính là lão hòa thượng đầu thai đến nhà để đòi nợ.

Đại phu nhân trong nhà cũng đến phòng nói: “Mau đặt tên cho con đi”. Ông chủ Lý nghĩ đến giấc mơ vừa nãy, tùy ý nói: “Vậy gọi là tiểu hòa thượng đi”. Thế là nhũ danh tiểu hòa thượng được mọi người gọi, người ngoài cũng rất ít gọi tên thật.

Vị công tử của nhà họ Lý này vốn dĩ chính là lão hòa thượng hóa duyên đầu thai đến tìm ông chủ Lý để tính nợ kiếp trước, lớn lên đến bốn tuổi không khóc cũng chẳng cười. Một hôm, tên người hầu bất cẩn làm bể một chén cơm, Lý công tử vừa nghe liền cười haha, ông chủ để chén rơi lần nữa, Lý công tử vừa nghe lại cười.

Do tuổi tác đã già mà có được mụn con, ông chủ Lý rất yêu thương đứa trẻ này, ông kêu gọi người hầu trong nhà mỗi ngày phải làm bể chén cho tiểu hòa thượng nghe. Cho đến bây giờ trong phong tục của Vũ An, vẫn còn xem việc làm rơi chén là biểu hiện của gia đình thành hay bại. Vì thế những bá tánh nơi đó vô cùng ghét nhà nào có trẻ con làm bể chén, rơi chén.

Ông chủ Lý sinh được đứa con trai đặt tên là tiểu hòa thượng. (Ảnh minh họa)

Tiểu hòa thượng nhìn thấy mọi người gieo hạt lúa, đến mùa thu là có thể thu hoạch đầy ắp bông lúa, bèn đi hỏi người làm công lâu năm trong nhà: “Có phải trồng cái gì là thu hoạch được cái ấy không?” Người làm công trả lời: “Đúng vậy, trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”.

Tiểu hòa thượng nói: “Vậy ta sẽ đem vàng trồng xuống mảnh đất này”. Trồng vàng sau một tháng trời cũng không thấy sinh trưởng, tiểu hòa thượng liền đào đất lên xem, phát hiện vàng đã không còn nữa rồi, chỉ đào ra vài cục than. Người làm công nói: “Đất quá khô nên hạt héo hết rồi”. Thực tế thì người làm công đã đào vàng đem đi vào lúc đêm.

Tiểu hòa thượng tiêu tiền như nước. Lúc ấy có buổi miếu hội Hoàng Lương Mộng ở Hàm Đan, tiểu hòa thượng cùng với người hầu trong nhà cưỡi xe ngựa đi xem hội. Nhìn thấy người ở miếu hội quá nhiều, xe ngựa không thể di chuyển, tiểu hòa thượng nói: “Người ở đây nhiều quá, muốn xem cũng không được”.

Thế là tiểu hòa thượng ra lệnh cho người hầu ném ngân lượng từ trên xe xuống đất, vừa đi vừa ném. Những người đi hội nhìn thấy có người ném tiền đều đuổi theo sau chiếc xe ngựa nhặt tiền, ai cũng không đi hội nữa. Người buôn bán, người xem hội đều đuổi theo xe ngựa của tiểu hòa thượng. Buổi miếu hội Hoàng Lương Mộng cứ thế mà bị tiểu hòa thượng chiếm lấy.

Hồ khô Dương Ấp ở thành phố Vũ An là hồ khô lớn nhất ở khu vực này, thuộc sở hữu của tiểu hòa thượng. Ông chủ Lý mặc dù biết rằng đứa con đến là để đòi nợ, nhưng vì đây là đứa con ruột của mình, nên đành phải tùy ý cho nó phung phí gia tài.

Ông chủ Lý trước khi chết nói với tiểu hòa thượng: “Sau khi ta chết, con bán thứ gì cũng được nhưng đừng bán hồ khô Dương Ấp, chỉ cần con không bán nó, tiền bán nước mỗi ngày có thể kiếm được một đĩnh vàng, đủ để con sinh sống”.

Nhưng mà tiểu hòa thượng ở Ngọ Cấp từ nhỏ đến lớn chỉ biết tiêu tiền, không biết kiếm tiền. Sau khi ông chủ Lý qua đời, tiểu hòa thượng bắt đầu tháng ngày bán gia sản, việc đầu tiên chính là bán hồ khô Dương Ấp, tiếp đó là bán sạch cả gia nghiệp của ông chủ Lý để lại.

Câu chuyện có thật về luân hồi chuyển thế đã được lưu truyền mấy trăm năm qua tại vùng Vũ An.

Tuệ Tâm (theo Secret China)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận