Chồng hành thiện tích đức, vợ qua đời vì dịch bệnh đột nhiên sống lại

0
2

Cổ nhân có câu “hành thiện tích đức, hành ác tạo nghiệp”. Kỳ thực, vận mệnh của một người được quyết định bởi đức và nghiệp. Người chuyên làm việc thiện, tích được phúc đức, chân chính tu luyện, thì số mệnh nhất định có thể cải biến.

Người chuyên làm việc thiện, tích được phúc đức, chân chính tu luyện, thì số mệnh nhất định có thể cải biến. (Ảnh qua Sống đẹp)

Trong cuốn “Những câu chuyện cổ Trung Hoa” có một điển cố như sau: Trương Thanh là quan Huyện lệnh dưới thời nhà Tống. Ông được khen ngợi là một người chính trực và rất cẩn trọng trong công việc. Ông cũng rất quan tâm đến những phạm nhân, còn đích thân lo liệu những công việc nhỏ nhặt trong trại giam. Ông tỉ mỉ giúp các tù nhân lau chùi các song sắt nhà tù. Trong mùa hè nóng bức, ông sẽ nhắc nhở mọi người trong trại giam chú ý vệ sinh và dọn dẹp nhà tù thường xuyên hơn để giữ gìn sức khỏe.

Trương Thanh cũng là một người rất cung kính với Thần Phật, ông thường chuyên tâm đọc niệm kinh Phật. Khi các tù nhân chịu đòn roi tra tấn, ông sẽ ăn chay để giúp họ giảm bớt tội nghiệp, sớm ngày đoàn viên với gia đình. Khi một tử tù bị hành quyết, ông sẽ tụng kinh niệm Phật cho anh ta tròn một tháng mong rằng linh hồn anh ta sớm được siêu độ.

Vào năm thứ 4 dưới thời trị vì của Hoàng đế Cảnh Hữu, kinh đô bị một trận dịch hạch. Vợ của Trương tên là Duyên đã qua đời sau khi bị nhiễm dịch bệnh. 3 ngày sau, trước khi được đưa đi chôn cất, thì một chuyện kỳ lạ đã xảy ra, bà Duyên đột nhiên sống lại trước sự kinh ngạc của tất cả mọi người.

Sau khi tỉnh lại, bà Duyên đã tường thuật lại toàn bộ sự việc mà bà chứng kiến khi linh hồn rời khỏi thể xác. Bà kể rằng khi bị đưa xuống cõi âm gian, bà nhìn thấy một người mặc đồ trắng, dáng cao gầy. Người này nghiêm nghị nói với bà rằng, “Chồng bà một đời đã sống rất tử tế. Ông ấy đã tích được rất nhiều phúc đức. Con cháu gia đình chắc chắn đều sẽ làm quan lớn, công danh rạng rỡ tổ tiên. Vậy tại sao bà lại bị đưa đến nơi này?”

Dứt lời, vị áo trắng kia nắm chặt chân của bà Duyên và ném bà ra ngoài. Sau đó thì bà tỉnh dậy.

Một năm sau, bà Duyên sinh được một cậu con trai đặt tên là Hằng. Cậu bé ra đời được ba ngày, thì có một vị Đạo sĩ ghé ngang qua nhà của Trương Thanh và nói với ông rằng: 

“Trong mệnh của ông vốn là không có con cái. Hôm nay, khi ta đi ngang qua nhà ông, bỗng nghe thấy tiếng trẻ con khóc. Đây có phải là con của ông không?”

Trước sự ngạc nhiên của vị Đạo sĩ, Trương Thanh đã kể lại toàn bộ sự việc xảy ra với vợ mình cho vị Đạo sĩ nghe.

Đạo sĩ nói: “Đúng vậy, một đời của ông đã làm nhiều việc thiện, tích được rất nhiều phúc đức. Con cháu của ông nhờ vậy sẽ được hưởng một cuộc sống sung sướng. Hãy cứ tiếp tục tích đức hành thiện. Rồi tương lai ông sẽ thấy được thiện quả.”

Quả đúng như vậy, ông Trương sau đó đã sống rất lâu. Lúc mất, ông cũng ra đi thanh thản, hưởng thọ 83 tuổi.

Con trai của ông là Hằng, sau đó đỗ đạt công danh, giữ chức quan lớn trong triều. Hằng có 6 người con trai, tất cả cũng đều rất thành đạt. Trong số đó, một người con trai tên là Hồng cũng sinh được 2 người con trai, cả hai đều giữ chức quan lớn. 

Câu chuyện của gia đình ông Trương về sau đã được người người lưu truyền, ca tụng. Người xưa lấy câu chuyện này để răn dạy cho thế nhân tin rằng “Hành thiện ắt sẽ đắc được phúc báo”.

An nhiên (Theo Minh Huệ Net)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận