Một số hiện tượng mà khoa học không thể dùng ngôn ngữ của khoa học để lý giải được, như một đứa trẻ đột nhiên có thể nói một thứ ngôn ngữ khác, hay tự nhận mình là người từ quá khứ chuyển sinh và có thể nói rành mạch những sự kiện xảy ra trong khoảng thời gian đó. Các thiên tài về hội họa, âm nhạc v..v có khả năng kiệt xuất nhưng kiểm tra đều không hề do di truyền. Liệu đó có phải là bằng chứng cho sự luân hồi?
“Chúng ta thỉnh thoảng lại cảm nhận được một vài điều về những gì mình đã nói và đã làm trước đây, từ khá lâu – một khoảng thời gian mờ nhạt, không rõ ràng, nhưng vẫn gương mặt đó, hoàn cảnh đó và đồ vật đó – khi ấy chúng ta hoàn toàn [có thể] đoán được chuyện gì sẽ được nói tiếp theo, cứ như thể chúng ta đột nhiên nhớ ra nó”. (Ảnh: Twitter)
Nhiều người cho rằng, sinh mệnh con người chỉ có thể tồn tại từ lúc chào đời cho đến lúc chết đi, vỏn vẹn vài chục năm rồi mọi thứ sẽ chấm dứt. Tuy nhiên đã có bao giờ bạn tự hỏi mình rằng, sâu thẳm trong tiềm thức, bạn vẫn có niềm tin vào hành trình tiếp theo của con người sau cái chết. Có lẽ niềm tin đó trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết trong tang lễ, nơi mà người ta mong mỏi một điều tốt đẹp nào đó sẽ đến với người đã khuất. Theo quan điểm truyền thống thì hành trình thực sự sau cái chết của con người phụ thuộc vào những gì mà người ấy đã làm khi còn sống, Tây phương gọi là một dạng của quan hệ nhân quả, Đông phương gọi là nghiệp lực luân báo…
Một đứa trẻ sau khi sinh ra có thể sẽ có mối liên hệ nào đó với kiếp sống trước đây. Bằng chứng chính là những vết bớt, vết sẹo ở những vùng đặc biệt, ký ức về quá khứ, một số trải nghiệm nhất định hoặc thậm chí một số trẻ còn nói được thứ ngôn ngữ mà trước đây chúng chưa bao giờ được học.
Hầu hết những người này không suy nghĩ nhiều lắm về việc tại sao mình lại có năng lực khác thường như vậy. Phải chăng đó chính là những dấu vết, ký ức trong tiền kiếp được lưu trữ trong tiềm thức của chúng ta?
Tác giả Jaime Licauco đã viết trong cuốn sách “Soulmates, Karma & Reincarnation” (tạm dịch: Linh hồn, nghiệp báo và đầu thai) rằng: “Ký ức về kiếp trước cũng được thể hiện trong nhân cách, đặc điểm thân thể, cảm xúc, tài năng hay năng lực đặc biệt,… [của một cá thể]”.
Licauco nói thêm: “Mozart đã cho thấy khả năng thiên phú và năng lực phi thường [của ông] khi có thể sáng tạo ra những kiệt tác lúc chỉ mới 4 tuổi, mặc dù trong gia đình ông không có ai sở hữu năng khiếu âm nhạc, kể cả khi giở lại gia phả của nhiều thế hệ trước đó”.
Nhiều người dân tộc, quốc gia trên thế giới hầu hết đều rất tin tưởng vào những dấu vết được cho là có từ tiền kiếp này. Bởi đơn giản là vì nó cung cấp cho chúng ta những bằng chứng thiết thực về sự đầu thai hay luân hồi. Đây là một trong những hiện tượng kỳ bí nhất của nhân loại mà khoa học hiện đại vẫn chưa thể giải thích được.
Một thuyết khác nói rằng, Thượng Đế không chỉ ban cho con người một cuộc sống mà là nhiều kiếp sống, linh hồn của mỗi người sẽ phải trải qua các khảo nghiệm ở mỗi kiếp sống để rồi cuối cùng trình diện trước mặt Ngài.
Hiện tượng Déjà Vu và luân hồi
Déjà vu là loại cảm giác quen thuộc như đã từng thấy, từng trải qua một sự việc trong trí nhớ tại một hoàn cảnh mà người trải nghiệm chưa từng biết đến trước đó. Họ có một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua hoàn cảnh trên mặc dù không thể biết rõ là vào khi nào.
Liệu đó có phải là một bằng chứng của “luân hồi”?
Nhiều người sẽ trả lời là “có”, bởi vì không có cách giải thích nào hợp lý hơn nữa cho những trải nghiệm như vậy. Những người cho rằng bằng chứng về luân hồi được thể hiện qua “Déjà vu”, bởi vì những cảm xúc xuất hiện trong hiện tượng này được cho là nằm sâu trong tiềm thức từ kiếp sống trước đây.
Rõ ràng, Charles Dickens (1812-1870), tiểu thuyết gia người Anh vĩ đại nhất của thời đại Victoria, cũng đang cân nhắc hiện tượng đang tồn tại này. Trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “David Copperfield” của mình, Dickens đã viết:
“… Chúng ta thỉnh thoảng lại cảm nhận được một vài điều về những gì mình đã nói và đã làm trước đây, từ khá lâu – một khoảng thời gian mờ nhạt, không rõ ràng, nhưng vẫn gương mặt đó, hoàn cảnh đó và đồ vật đó – khi ấy chúng ta hoàn toàn [có thể] đoán được chuyện gì sẽ được nói tiếp theo, cứ như thể chúng ta đột nhiên nhớ ra nó…”
Luân hồi trong Kinh Thánh
Ở phương Tây, luân hồi từ lâu đã được biết đến mặc dù không được phổ biến như trong văn hóa Đông phương.
Nhà thông thái người Mỹ, Edgar Cayce (1877 – 1945) – người đã dốc hết tâm huyết cho việc chữa bệnh, nghiên cứu luân hồi và dự đoán các sự kiện trong tương lai bằng phương pháp thôi miên. Ông từng nói rằng trong Kinh Thánh cũng có một số tham chiếu về luân hồi, ví dụ, trong “Sách Job” có viết về chuyện mười đứa con của Job đã chết sau khi căn nhà bị sập, nhưng ngạc nhiên thay, ở cuối sách, sau khi Job được Chúa Trời trả lại công bằng thì những đứa con của ông cũng được hồi sinh và trở về với Job.
Bức tranh “Job and His Family” của William Blake (1757-1827). (Ảnh: Public Domain)
Tại sao con của Job lại có thể trở về với ông? Điều đó có nghĩa là sau khi rời khỏi thế gian những đứa trẻ này đã không thực sự chết, chúng chỉ đến một nơi nào đó và Chúa Trời đã mang chúng trở lại với Job.
Trong cuốn “Search of the Loving God”, tác giả Mark Mason đã đề cập đến hai trong rất nhiều câu nói gây chú ý trong Kinh Thánh về luân hồi đó là:
“Tôi trần truồng lọt khỏi lòng mẹ, và tôi cũng sẽ trần truồng mà trở về”. (Job 1:21)
Câu còn lại là:
“… Khi Melchizedek gặp Abraham, Levi vẫn còn trong thân thể của tổ tiên ông ấy”. (Hebrews 7:10)
Liệu có phải những gì đang hiện hữu đây chỉ đơn giản là một kiếp sống, sau khi chết, linh hồn của chúng ta vẫn còn nhiều việc khác phải làm? Liên tục được khảo nghiệm trong nhiều kiếp để rồi cuối cùng trình diện trước Thần Linh? Và đâu là hành trình chân chính của đời người?
Chúng ta là ai và sẽ trở nên như thế nào trong kiếp sống hoàn toàn phụ thuộc vào “Nghiệp lực luân báo”.
Trong Phật giáo có giảng về 6 đường Luân hồi, tức là con người sau khi chết có thể lên Thiên Đường thành người trời, thành thần, quay lại làm người, làm động vật thực vật, làm quỷ đói hoặc bị đày vào địa ngục.
Điều đó phụ thuộc vào những gì chúng ta làm trong khi còn sống. Thiện hay ác, đều là lựa chọn của mỗi chúng ta, chúng ta sẽ nhận được những gì tương xứng với hành vi của mình. Và sự xuất hiện của các chính giáo chính là để hướng con người trở về những điều tốt đẹp khi còn sống để khi rời thế gian sinh mệnh con người mới có thể trở về với Thần Linh.
Hoàng An, theo MTE