Người đàn ông bị ‘khẩu nghiệp quật’ vì đặt điều nói xấu người khác

0
3

Người xưa mở miệng nói chuyện, cầm bút viết chữ thì đều không nói về ưu khuyết điểm của người, không chê cười người thô lỗ quê mùa, lại càng không gây xích mích ly gián. Cho dù là nói trúng tất cả, thì cũng là làm việc xấu, làm hại người khác, hao tổn phúc đức bản thân, hơn nữa sẽ phải chịu trừng phạt tương ứng. Trong sách cổ từng ghi chép về một trường hợp bị quả báo vì khẩu nghiệp như vậy.

Mắng chửi. nhục mạ người khác sẽ gây ra khẩu nghiệp to lớn. (Ảnh minh họa qua youtube)

Trong cuốn ‘Thái thượng cảm ứng thiên’, Trần Lương Mô tiên sinh thời nhà Minh có nói tới một chuyện như sau: Vào lúc Trần Lương Mô tuần sát huyện Công An, có một vị họ Bạch làm chức Giáo dụ (cơ quan giáo dục cao nhất tại một huyện), đi đến kinh thành tham gia thi Hội. 

Vợ ông rất thiện lương. Một ngày nọ có vị đạo cô trên núi Thái Hòa đến hoá duyên, vợ Bạch Giáo dụ lấy danh nghĩa Bạch Giáo dụ bố thí cho đạo cô một lượng bạc. Lại dùng một trượng vải lanh thêu một lá cờ phướn ghi lại thông tin quyên góp. Đúng lúc có vợ một đồng nghiệp của Bạch Giáo dụ tới chơi, trông thấy cờ phướn quyên góp thì nói rằng: “Nho quan dạy học qua lại với đạo cô, sợ rằng sẽ ảnh hưởng đến đường quan.”

Vợ Bạch Giáo dụ sau khi nghe, tin là thật, cho người đuổi theo đạo cô, nhưng không đuổi kịp. Bà cho rằng đường quan của chồng từ nay về sau sẽ bị hủy, nên trong lòng rầu rĩ không vui. Bạch Giáo dụ ở kinh thành thi Hội trở về, đem khối vải lanh may y phục, lại cắt mất phần có thêu cờ phướn, người vợ càng khổ sở hơn, vì đó mà treo cổ tự tử.

Về sau, Lâm công ở Phủ viện tra xét các tập kiểm tra đánh giá Nho quan, phát hiện phần kiểm tra đánh giá Bạch Giáo dụ có ghi: “Bạch Giáo dụ và vợ đồng nghiệp có quan hệ không bình thường, vợ Bạch Giáo dụ rất bất mãn đối với Bạch Giáo dụ, nên Bạch Giáo dụ tức giận ép vợ treo cổ tự tử.”

Sau đó, Trần Lương Mô mới đem tình huống thực tế của Bạch Giáo dụ nói cho Lâm công ở Phủ viện, Lâm công tỏ ra trầm ngâm. Trần Lương Mô lại nói: “Trước khi phán đoán, xin tra rõ trước xem người kể lại có phải là người phẩm hạnh chu toàn hay không, nếu như không phải xin hãy thận trọng suy xét.” 

Lâm công nghe xong bừng tỉnh hiểu ra, lập tức xóa đi phần kiểm tra đánh giá Bạch Giáo dụ. Về sau Bạch Giáo dụ thăng chức thành Trợ giáo ở Quốc Tử Giám, Trần Lương Mô đảm nhiệm chức Án sát sứ tại Phúc Kiến – chủ quản nghiệp vụ tư pháp ở Phúc Kiến. 

Một lần, Trần Lương Mô gặp Lâm công ở Phủ Điền, Lâm công bèn chỉ vào nhà hàng xóm sát vách và nói: “Nhà này chủ nhân họ Ngô, đã từng đảm nhiệm qua chức Huấn đạo của huyện Công An, chính hắn đã gièm pha hủy hoại danh tiếng của Bạch Giáo dụ.”

Về sau Ngô Huấn đạo được thăng chức đảm nhiệm Giáo dụ ở Bình Hương, Giang Tây, cũng bị những đồng nghiệp khác gièm pha mà bị bãi chức quan. Trên đường về nhà, lúc đi qua hồ Bà Dương, thuyền lật, suýt nữa ông đã bỏ mạng. Những năm tháng sau cuộc sống cũng hết sức lạnh lẽo thiếu thốn.

Cổ nhân nói: Cố ý gièm pha hủy hoại, vu khống hãm hại người khác, ắt gặp nghèo nàn khốn cùng, tai họa bất ngờ, còn bị các loại báo ứng như bị rút lưỡi, đọa xuống địa ngục v.v….

Theo Chánh Kiến

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận