Nhà sư từng là trộm cướp kể về nguyên nhân của mọi thảm kịch

0
3

Một nhà sư ở Tương Dương trước đây từng là thành viên của băng đảng trộm cướp Huệ Đăng Tương vào cuối thời Minh. Ông đã kể rất chi tiết nhiều chuyện về các băng nhóm trộm cướp, ai nấy nghe xong đều cảm thán: mọi kiếp nạn đều do con người mà ra.

Họa phúc trong đời đều là do con người mà ra. (Ảnh qua Pinterest)

Họa phúc là tự con người chiêu mời đến

Nhà sư kể: “Nếu để tôi nói, thì tai họa là do chính con người tạo ra, chứ không phải do Trời. Trong những năm cuối cùng của triều đại nhà Minh, Liên Hoàng Sào tạo phản, cảnh giết người, hiếp dâm và cướp bóc là cực kỳ tàn khốc, máu chảy ba ngàn dặm, không gì có thể so sánh nổi. 

Nguyên nhân là sau giữa thời nhà Minh, quan lại tham ô trụy lạc, tầng lớp phú hào lộng hành ngang ngược, phong tục tập quán xã hội cũng gian trá, trộm cắp và lừa đảo trở thành chuyện thường ngày. Vậy nên thiên hạ tích đầy oán hận, nỗi oan ức tích tụ hơn trăm năm bỗng bùng phát. Từ những gì tôi đã nghe và đã thấy, những người phải chịu thảm họa tàn khốc nhất đều là những người đã phạm nhiều tội ác nhất. Đây chẳng phải là định số sao?”

“Một hôm, tôi đang ở trong trại cướp, thấy chúng trói công tử của một viên quan quý tộc. Họ bắt anh ta quỳ trước lều doanh trại. Đám lưu manh này hết ôm thê thiếp của anh ta, đến trước mặt anh ta uống rượu, rồi còn hỏi thanh niên này: ‘Ngươi dám tức giận không?’ Người thanh niên nói: ‘Không dám’. Bọn chúng lại hỏi: ‘Ngươi có nguyện ý làm nô tài cho bọn ta không?’ Anh ta đáp: ‘Tôi nguyện ý’. 

Sau đó, chúng đã nới lỏng dây trói cho anh ta, và yêu cầu anh ta đứng bên cạnh rót rượu. Trong số những người nhìn thấy chuyện này, có người thở dài, cảm thấy chịu không nổi. Một ông lão cũng bị đám trộm cướp vây bắt nói: ‘Hôm nay tôi mới hiểu thế nào là nhân quả báo ứng’. Thì ra ông nội của thanh niên này từng gạ tình người vợ của một đầy tớ, đầy tớ phàn nàn thì bị ông ta đánh, trói vào cây hòe, bắt anh ta ở bên cạnh xem cảnh chủ ngủ với vợ. Từ chuyện này, cũng có thể suy ra điều gì sẽ xảy đến với những kẻ cướp rồi”.

Sau khi nghe nhà sư kể, một phú hào ở đó liền nói: “Cá lớn nuốt cá bé, đại bàng bắt chim nhỏ, không giận Thần Phật, không trách thượng thiên, tại sao chỉ khiển trách con người!”

Nhà sư quay đầu lại nói với ông ta: “Đó là cá và chim. Lẽ nào con người lại như cá hay chim sao?”

Gã phú hào giận dữ đứng dậy bỏ đi. Ngày hôm sau, ông ta tìm một số người đến chùa nơi nhà sư này ở, đình nhục mạ nhà sư một phen. Ai ngờ nhà sư đã rời đi, chỉ thấy trên tường viết 20 chữ lớn: “Ngươi không cần nói, ta cũng không thuyết gì. Dưới lầu tĩnh không người, [nhưng] trên lầu có trăng sáng”.

Mọi người nhìn thấy đều đoán dòng chữ hẳn ám chỉ gã phú hào đã âm thầm làm chuyện xấu. Sau đó quả nhiên gã phú hào gặp chuyện không may, cả họ bị diệt.

Thuận theo ý Trời, đắc được trường thọ

Người biết đủ thường vui vẻ, đương nhiên sẽ có thể sống thanh thản nhẹ nhàng. (Ảnh qua cj.sina.com.cn)

Lưu Thông là người ở Thương Châu, mẹ ông sinh vào năm Khang Hy thứ 31. Đến năm Càn Long thứ 57, bà đã tròn 101 tuổi nhưng thân thể vẫn khỏe mạnh, ăn uống cũng rất ngon miệng. 

Hoàng đế nhiều lần hạ chiếu ban ân, nhân sĩ địa phương cũng muốn thay mặt bà báo danh với quan chức để nhận lương thực, vải vóc cho người già. Nhưng bà đều kiên quyết từ chối. Một số còn muốn xin biểu dương cho bà, xây bảng vàng, bà cũng kiên quyết không đồng ý.

Có người hỏi bà nguyên nhân tại sao, bà lão cảm khái nói: “Tôi là một góa phụ nhà nghèo, trời sinh mệnh bạc; chính vì tôi một đời khốn khổ nên trời xanh mới thương xót, ban cho trường thọ. Một khi cầu phúc không có trong phận, thì giờ chết sẽ điểm”.

Lão bà bà này cực kỳ thông minh. Dường như trong đời không bao giờ đòi hỏi quá nhiều, an phận thủ thường, thuận theo thiên ý. Người biết đủ thường vui vẻ, đương nhiên sẽ có thể sống thanh thản nhẹ nhàng, đắc được trường thọ.

Hồng Liên biên dịch

Theo soundofhope.org

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận