Thành kiến cố chấp, bài trừ Phật tạo tội nghiệp to lớn

0
3

Phó Dịch, một vị quan đời nhà Đường, là một người rất thông minh và giỏi tranh luận. Tuy nhiên, bởi quá cố chấp nên đã bài xích đạo Phật, cuối cùng phải chịu tội dưới địa ngục Nê Lê.

Nhân quả báo ứng chưa hề sai lạc, đừng vì cố chấp mà tạo tội nghiệp cho mình. (Ảnh: WallpaperSafari)

Phó Dịch hành xử phản đạo

Phó Dịch, là người Tương Châu, thông hiểu lịch pháp thiên văn, rất thông minh và giỏi tranh luận. Vào thời Đường Cao Tổ, Phó Dịch làm chức quan Thái sử lệnh, thường dâng tấu liên quan đến những cơ mật trong thiên văn, rất hợp với tâm ý của Hoàng đế.

Phó Dịch tuy sống trong 3 triều Bắc Chu, Tùy, Đường, đều là những thời kỳ mà Phật giáo rất hưng thịnh, nhưng lại không tin Phật Pháp, kịch liệt bài xích đạo Phật.

Trước khi lâm chung, Phó Dịch còn dặn dò các con trai nói: “Học thuyết của Lão Tử, Trang Tử, cũng như Chu Công, Khổng Tử đều không nên học. Phật giáo là nhiễu loạn Trung Hoa, toàn bộ xã hội đều bị mê hoặc, các con cũng không được học”.

Tranh luận kịch liệt, đòi huỷ bỏ Phật giáo trên đại điện

Năm 624, Phó Dịch dâng sớ thỉnh cầu huỷ bỏ Phật giáo, ông nói: “Phật giáo bắt nguồn từ Tây Vực xa xôi, lời nói quái dị lại dịch thành sách tiếng Hán. Đó là những người bất trung bất hiếu, cho rằng cạo đầu xuất gia là có thể cáo biệt quân vương và thân quyến.

Những người này có tay, có chân nhưng không chịu làm việc mà lại đi tứ xứ để xin ăn, khoác lên lớp áo tăng ni để trốn tránh thuế má, còn đi khắp nơi tuyên dương ngôn luận giả dối tam chủng thế giới, lục đạo luân hồi để lừa gạt bách tính, cho rằng bố thí tiền bạc thì có thể tích được công đức.

Còn có tội nhân làm việc ác, ngày đêm ở trong ngục niệm kinh bái Phật, mong được đặc xá, thật ngu muội, không biết được rằng sinh tử sống chết là do tự nhiên quyết định; thưởng phạt là do Hoàng đế cấp cho; địa vị thế nào là theo kiến công lập nghiệp mà có; nhưng đám tăng nhân lại cứ nói hết thảy tất cả đều là Phật quyết định. Cách làm của bọn họ đã xâm phạm đến quyền lực của Hoàng thượng, nguy hại đến sự thống trị của quốc gia”.

Đường Cao Tổ cùng quần thần thảo luận việc này, Trung thư lệnh Tiêu Vũ nói: “Phật là Thánh nhân. Phó Dịch công kích luận điệu Thánh nhân, vô pháp vô thiên, thỉnh cầu cho nghiêm khắc trừng trị”.

Phó Dịch phản bác nói: “Lễ nghĩa bắt đầu từ phụng dưỡng cha mẹ, kết thúc ở phụng dưỡng hoàng gia, trong đó thể hiện rõ ràng lấy đạo lý trung hiếu và hành vi quy phạm của thần tử làm gốc, mà Phật giáo lại thoát ly khỏi gia đình, cách ly với xã hội, phản bội thân nhân và thiên tử. Có thể Tiêu Vũ đại khái cũng thuộc loại người này!”

Tiêu Vũ không thể trả lời, chỉ khép lại một câu: “Địa ngục đang chờ loại người như ông đó”.

Khi Đường Cao Tổ chuẩn bị tiếp thu đề nghị của Phó Dịch, thì ý trời khó tránh, tình thế xoay chuyển, Đường Cao Tổ phải truyền ngôi cho Đường Thái Tông, và đề nghị của Phó Dịch không được thực hiện.

Đường Thái Tông đối với Nho, Đạo, Phật, thậm chí cả các tôn giáo khác đều áp dụng phương thức bao dung. Đường Thái Tông trong lúc thượng triều từng nói với Phó Dịch: “Phật Pháp là huyền diệu, có thể học tập từ các thánh tích được lưu lại, vả lại nhân quả báo ứng là hiển nhiên, ai cũng đều nghiệm chứng, chỉ có mình ông là không thể lĩnh hội đạo lý trong đó, là vì sao?”

Phó Dịch trả lời nói: “Phật giáo là ngoại tộc giảo hoạt, lừa gạt, bắt nguồn từ Tây Vực, dần dần lưu truyền đến nước ta. Thờ phụng Phật giáo đều là tiểu nhân, sau này Lão Tử, Trang Tử… bắt chước ghi chép lại huyền ngôn để che giấu giáo lí yêu huyễn, đối với dân chúng không có lợi, đối với quốc gia chỉ có nguy hại”.

Phó Dịch quá cố chấp và thành kiến cực đoan nên đã nhận thức sai vấn đề căn bản. Giống như sau khi một người bị chết, mọi người lại không trách tội hung thủ giết người mà lại trách tội người rèn đao.

Những đệ tử Phật môn do tâm chấp trước cường thịnh, không chính niệm chính hành, làm ra các loại hành vi không thích đáng, nhưng Phó Dịch không trách tội người tu luyện tâm thuật bất chính mà lại oán giận chân lý Phật Pháp. Chẳng trách Đường Thái Tông lại nói: “Ngươi sao lại không thể rõ đạo lý trong đó?”

Bị giáng xuống địa ngục Nê Lê

Khinh mạn Phật Pháp bị giáng xuống địa ngục chịu tội. (Ảnh minh họa: sohu)

Chuyện kể rằng, Thái sử lệnh Tiết Trách mộng thấy bạn đồng liêu tên Phó Nhân đã chết của mình tìm đến để đòi tiền. Tiết Trách hỏi: “Tiền ta thiếu nợ ông bây giờ phải trả cho ai?”

Phó Nhân nói: “Ông hãy trả cho người đất”.

Tiết Trạch lại hỏi: “Người đất là ai?”

Phó Nhân đáp: “Phó Dịch”.

Vào buổi tối ngày hôm đó, Thiểu phủ giám Phùng Trường Mệnh cũng mộng thấy mình ở một nơi xa lạ, nhìn thấy một người đã chết. Phùng Trường Mệnh hỏi: “Cái gọi là tội phúc báo ứng trong kinh Phật là có thật hay không?”

Người chết trả lời: “Xác thực là có”.

Phùng Trường Mệnh lại hỏi: “Người bài xích Phật như Phó Dịch, sau khi chết có bị báo ứng không?”

Người chết đáp: “Thiện ác tội phúc nhất định là có, Phó Dịch đã bị đày đi làm người đất rồi”.

Sáng hôm sau, khi Phùng Trường Mệnh nhập điện gặp Tiết Trách, hai người đều kể về giấc mộng của mình, và rất bất ngờ vì nó ăn khớp với nhau. Tiết Trách làm như trong mộng, đem tiền đến đưa cho Phó Dịch, và nói sự việc trong giấc mộng cho Phó Dịch biết. Vài ngày sau, Phó Dịch bị bệnh nặng qua đời.

Cái gọi là người đất, là người ở trong bùn, bùn hán Việt là “Nê”, là chỉ địa ngục Nê Lê, vậy nên người đất chính là người ở trong địa ngục Nê Lê.

Lê Hiếu biên dịch

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận