Thiện ác hữu báo: Cá vàng đòi mạng, rắn trắng báo thù

0
2

Vạn vật đều có linh, làm chuyện xấu quá tuyệt tình ắt gặp báo ứng. Chuyện về cá vàng đòi mạng và rắn trắng bào thù chính là một lời cảnh tỉnh.

Vạn vật đều có linh, đều muốn được sống. (Ảnh minh họa qua Vansu.net)

Cá vàng đòi mạng

Trong cuốn “Thiệp Dị Chí” có chép: Tháng 7 năm Tuyên Đức thứ 4, thái giám Chu Giác Thành chuyên quản mỏ bạc huyện Ninh Đức làm mưa làm gió quen rồi, bỗng nhiên nảy sinh ý tưởng, đến một nơi có tên “Thập Tam Đô Thanh Nham” của huyện này, lệnh hạ độc đàn cá để tìm niềm vui. Thủ hạ không dám không nghe theo, trên các con suối nung đỏ những tảng đá lớn có độc, rồi quăng xuống nước, đá lớn bị ném xuống, nước suối sôi lên, khói độc bao trùm. Rùa cá trong nước kinh hoàng hoảng loạn, muốn chạy thoát thân nhưng lại cùng đường bí lối, tranh nhau nhảy lên mặt nước quay cuồng lăn lộn. Chu Giác Thành ở bên cạnh cười đắc chí, hoa chân múa tay lấy làm thích thú lắm.

Hôm đó, có một vị đạo sĩ chạy vào nơi ở của Chu Giác Thành khóc lóc nói rằng: “Hết thảy sinh linh đều có Phật tính, rùa cá cũng giống như con người, đều muốn được sống. Xin ông đừng có quăng mấy tảng đá độc đó nữa, để cho các loài thủy tộc trong hồ nước còn có thể giữ được mạng nhỏ mà sinh sôi nảy nở đời sau”.

Chu Giác Thanh hoành hành ngang ngược quen rồi, nào có xem sự sống chết của cá tôm ra gì, chỉ giữ Đạo sĩ ở lại ăn một bữa cơm chay. Đạo sĩ không còn cách nào khác, nuốt nước mắt, ăn xong cơm rồi rời đi.

Không lâu sau, hết thảy thủy tộc trong các con suối, toàn bộ đều đã chết sạch cả, mặt nước trên bờ dày đặc xác chết cá tôm. Trong đó có một con cá vàng lớn hình dạng vô cùng kỳ lạ, khác với những đàn cá khác. Sau khi mổ bụng của con cá ra, cơm rau mà nó ăn vẫn còn nguyên ở trong đó.

Chu Giác Thành về sau đã mắc bệnh nặng, trong lúc mơ màng nhìn thấy vị đạo sĩ kia dẫn theo vô số con cháu tìm đến nhà ông ta đòi mạng. Không lâu sau, Chu Giác Thành vô phương cứu chữa, chết rất đau đớn.

Sau khi mổ bụng của con cá ra, cơm rau mà nó ăn vẫn còn nguyên ở trong đó. (Ảnh minh họa qua Umit)

Thiện có thiện báo, ác có ác báo”, chuyện xấu làm quá tuyệt tình, khi gặp ác báo thì có hối cũng đã muộn.

Rắn trắng báo thù

Có một thuyền trưởng, một lần nọ thuyền của ông từ Lưu Hoàng đi đến Triều Châu, đêm tối trước khi khởi hành, ông đã gặp một giấc mơ, mơ thấy một bé gái mặc đồ màu trắng nói với ông: “Bác trai này! Ngày mai cháu lên thuyền của bác đi đến Bạch Diệp (một nơi dọc đường), có được không?” Người thuyền trưởng đã nhận lời.

Sáng hôm sau thức dậy, trưởng thuyền vẫn còn nhớ như in giấc mơ này. Khi thuyền đi đến Cư Lâm, ông cho thuyền cập bờ, hàng hóa, hành khách đều đã lên thuyền hết cả. Ngay lúc ông chuẩn bị lệnh cho thuyền chạy, nhìn thấy trên ván cầu có một con rắn màu trắng trườn theo ván cầu đi thẳng lên thuyền. Mọi người trên thuyền nhìn thấy thảy đều kinh hãi, nhưng mà trên thuyền toàn là những đồ gốm sứ, con rắn nấp trong đó, vậy nên không cách nào xua đuổi được. Thuyền trưởng vốn đã lăn lộn trên sông nước nhiều năm, trong lòng đại khái đã hiểu ra chuyện gì rồi, lúc này, bèn lệnh cho thuyền khởi hành.

Đến Bạch Diệp, không có ai xuống thuyền, nhưng truyền trưởng vẫn lệnh cho thuyền cập bờ. Khi thuyền cập bờ, ông vẫn đặt ván cầu xuống như thường lệ, nói lớn tiếng rằng: “Đã đến Bạch Diệp, có người khách nào xuống thuyền không?”. Một lúc sau, nhìn thấy con rắn màu trắng đó theo tấm ván bò thẳng lên trên bờ, thuyền trưởng thu ván cầu lại, rồi tiếp tục lên đường.

Thuyền vừa rời bến, thì nghe thấy trên bờ có người hét lên rằng: “Có người bị rắn cắn chết rồi! Con rắn trắng cắn chết người rồi!”. Trong lòng vị thuyền trưởng không khỏi thở dài. Một lúc sau, trong lúc ngồi trò chuyện đã nhắc đến chuyện này, người nghe không ai không rùng mình sợ hãi nói: Đây đúng là báo thù mà!

Nếu như thật sự là báo thù, thì mỗi người không biết từ những đời trước đã có biết bao oan khuất đây! Con người ta xem ra hãy nên tránh xa điều ác, làm nhiều việc thiện là tốt hơn cả!

Tiểu Thiện (Theo The Epochtimes)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận