Từ truyền thống và lịch sử tìm ra nguyên nhân của đại dịch và cách vượt qua kiếp nạn (P1)

0
2

Những ngày gần đây, sự bùng phát và lan rộng nhanh chóng trên phạm vi toàn quốc của đại dịch viêm phổi Vũ Hán đang là vấn đề nóng bỏng rất được mọi người quan tâm, và cũng gây ra không ít hoang mang sợ hãi trong cộng đồng. Bên cạnh những phương pháp y tế phòng chống dịch đang được triển khai, rất nhiều người có tín ngưỡng vẫn đang cầu nguyện và suy ngẫm về nguyên nhân thật sự của lần nhân họa này… 

Người xưa quan niệm rằng dịch bệnh xuất hiện là do sự phẫn nộ của các vị Thần, con người ngày nay không còn tin vào điều này nên cho rằng đây là “mê tín”. (Ảnh qua NTD)

Thời cổ đại, người ta thường cho rằng dịch bệnh (hay các loại thiên tai nhân họa khác) xuất hiện là do sự phẫn nộ của các vị Thần. Ngày nay, chúng ta xem điều đó là ngu muội và lạc hậu, nhưng chính những cổ nhân “ngu muội lạc hậu” ấy đã lưu lại rất nhiều bí ẩn mà khoa học không cách nào lý giải được.

Nguồn gốc dịch bệnh theo quan niệm của người xưa

Trong Thần thoại Hy Lạp, khi con người làm quá nhiều điều ác, chiếc hộp Pandora của Thần Zeus sẽ mở ra, vô số tai họa sẽ giáng xuống nhân loại, bao gồm cả dịch bệnh; trong chiến tranh thành Troy, mũi tên của Thần Apollo bắn vào những người lính không giữ lời hứa và khinh miệt Thần linh, khiến họ nhiễm bệnh không thể chiến đấu, hơn nữa còn lây sang đồng đội… 

Thần thoại Bắc Âu, Thần thoại Ai Cập, Thần thoại Ấn Độ cổ, và những Thần thoại khác ở khắp nơi trên thế giới cũng nói về những vị Thần nắm giữ bệnh tật, khi con người không còn tuân thủ các nguyên tắc của tạo hóa thì họ sẽ tạo ra dịch bệnh và chết chóc khắp nơi để trừng phạt con người.

Theo Kinh Cựu Ước, Moses truyền lại ý chỉ của Thượng Đế sẽ giáng mười tai họa xuống Ai Cập nếu Pharaoh không trả lại tự do cho những người Do Thái vô tội, trong đó tai họa cuối cùng chính là trận đại dịch cướp đi sinh mệnh của tất cả người con trưởng ở Ai Cập, bao gồm cả hoàng tử của Pharaoh. 

Trong văn hóa Á Đông chúng ta, người xưa nhìn nhận rằng Ôn Thần (Thần cai quản dịch bệnh) nhận Thiên mệnh từ Ngọc Hoàng hoặc những vị Thần cao hơn để gieo rắc ôn dịch lên một vùng dân cư, nhẹ thì là một hoặc vài ngôi làng, nặng thì trên phạm vi toàn quốc sẽ xuất hiện dịch bệnh nghiêm trọng. Trên thực tế, Ôn Thần cũng không trực tiếp làm điều này, mà sẽ chỉ huy những sinh mệnh thấp hơn, gọi là Ôn quỷ đi thực hiện. Ôn Thần và Ôn quỷ đều có sổ sách trên tay, chỉ những người có tên trong danh sách mới là đối tượng bị lây bệnh, thông thường đó đều là những cá nhân có đạo đức bại hoại.

Ôn Thần và Ôn quỷ gieo bệnh theo sổ sách mà Thiên Thượng an bài. (Ảnh qua NTD)

Ở phương Tây, cũng có quan niệm cho rằng, dịch bệnh là do ma quỷ đi khắp nơi phát tán. Tuy nhiên những ma quỷ này không tùy tiện hành động, chúng thường tuân theo sự chỉ huy của một Thiên sứ, và Thiên sứ này cũng là nhận mệnh lệnh từ Thượng Đế, những người bị trừng phạt là những người đã “phản bội Thượng Đế”. Điều này rất tương đồng với truyền thuyết về Ôn Thần và Ôn quỷ của người Á Đông.

Những nền văn hóa khác nhau, trong điều kiện cổ đại khó có cơ hội giao lưu với nhau, vì sao lại có cách nhìn nhận về nguồn gốc dịch bệnh giống nhau như vậy? Lời giải thích của những người có đức tin chính là: Đây đều là sự thật!

Người thời nay cười chê sự “mê tín” của người xưa vì quan điểm “dịch bệnh là do các vị Thần nổi giận”, nhưng nếu suy xét cẩn thận hơn, ta sẽ nhận ra “các vị Thần nổi giận” chỉ là kết quả, còn phần nguyên nhân chính là do sự trượt dốc đạo đức của con người! 

Tai họa giáng xuống khi con người không còn giữ gìn đạo đức truyền thống, không coi trọng các giá trị chân chính và lương thiện, không còn tuân theo những tiêu chuẩn mà Thần đã đặt ra cho con người, thậm chí dám phỉ báng Thần, phản bội Thần… Các truyền thuyết, Thần thoại trong tôn giáo cũng như trong dân gian đều lưu truyền như vậy: Các vị Thần không tự dưng nổi giận, mà bởi vì lòng người đã quá bại hoại và suy đồi.

Không chỉ vậy, những trận đại dịch trong lịch sử loài người cũng là những bài học giáo huấn chính diện về phương diện này.

Bài học từ lịch sử: Trước đại dịch, đạo đức xã hội nói chung đã suy sụp

Từ xưa đến nay, xã hội nhân loại đã nhiều lần trải qua những trận đại dịch, có thể kể đến như: dịch bệnh ở thủ đô Athens của Hy Lạp vào thế kỷ 5 trước Công nguyên, 4 trận đại ôn dịch xuất hiện dưới thời Đế chế La Mã vào mấy thế kỷ đầu Công nguyên, đại dịch “Cái Chết Đen” ở châu Âu vào thời Trung Cổ, bệnh cúm Tây Ban Nha vào đầu thế kỷ 20, và hiện nay là sự hoành hành của đại dịch viêm phổi Vũ Hán. 

Đại dịch Cái chết đen ở châu Âu. (Ảnh qua Vandieuhay)

Những trận đại dịch này tuy xảy ra ở các giai đoạn lịch sử khác nhau, nhưng tra lại sử sách, người ta phát hiện chúng có một điểm rất tương đồng: Trước đại dịch, đạo đức xã hội nói chung đã suy sụp.

Vào nửa sau thế kỷ 5 trước Công nguyên, trước khi bệnh dịch xuất hiện ở thủ đô Athens, người Hy Lạp từ sớm đã không còn thuần khiết và cao thượng như tổ tiên của mình nữa, họ đánh mất lý trí, cuộc sống xa hoa hoang phí vô độ, phóng túng dục vọng, loạn luân và đồng tính luyến ái thậm chí trở thành xu thế của xã hội, bạo lực giết chóc thịnh hành,… từ những ghi chép lịch sử và văn vật khai quật được có thể nhận thấy con người khi ấy đã suy đồi đạo đức đến mức nào.

Từ năm 65 sau Công Nguyên, dịch bệnh bắt đầu hoành hành khắp La Mã. Trải qua 4 đợt ôn dịch khủng khiếp, đế quốc La Mã hùng mạnh bậc nhất thế giới đã bị hủy diệt triệt để, rất nhiều hoàng đế La Mã cũng không thoát được dịch bệnh. Trước đó, đế quốc này dưới thời hoàng đế Nero đã thực hiện cuộc bức hại vô cùng tàn khốc với các tín đồ Cơ đốc giáo, và cuộc bức hại này đã duy trì qua 10 đời hoàng đế. Trước hành vi vô đạo và tà ác như vậy, đa số người dân La Mã chẳng những không có chút lòng thương xót nao mà còn vỗ tay hoan nghênh.

Vào thời Trung Cổ, trước khi đại dịch Cái Chết Đen xuất hiện, dường như trên bề mặt các quốc gia châu Âu đều có niềm tin vào tôn giáo, nhưng thực tế toàn xã hội đều đã sa ngã. Rất nhiều giám mục, linh mục công khai có nhân tình, các nữ tu sĩ có con riêng ngoài giá thú, các chức sắc trong tôn giáo hủ bại đọa lạc, vì danh lợi và quyền lực mà tranh đấu, khiến tôn giáo mất đi ý nghĩa của mình, từ đó mà kéo đạo đức toàn dân trượt dốc theo, người dân phóng túng, buông thả, chỉ sống vì bản thân, vô cảm trước nỗi đau của người khác,… 

Đại dịch cúm Tây Ban Nha hoành hành đầu thế kỷ 20, sau khi đông đảo người dân châu Âu và thế giới tiếp nhận rộng rãi Thuyết tiến hóa của Darwin và các học thuyết của chủ nghĩa vô Thần. Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, con người thế giới dần tách rời khỏi văn hóa truyền thống và những tiêu chuẩn mà Thần quy định, con người cho rằng bản thân tiến hóa từ động vật, từ đó phủ định Thần, báng bổ tôn giáo, chạy theo hiện thực và vật chất, truy cầu giải phóng tình dục, giải phóng nhân tính,… 

Đến đầu năm 2020, đại dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc đại lục, và nhanh chóng lan rộng khắp toàn cầu. ĐCSTQ từ lâu đã được biết đến như một chính quyền “đáng sợ” nhất thế giới: nổi tiếng về hành vi ăn cắp công nghệ, làm hàng giả, xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia lân cận, bức hại nhân quyền, chà đạp tín ngưỡng, thực hiện các cuộc thảm sát với quy mô lớn (điển hình là thảm sát sinh viên trên quảng trường Thiên An Môn năm 1989), mổ cướp nội tạng học viên Pháp Luân Công và các tín đồ tôn giáo khác,… vùng đất Trung Quốc bị ĐCSTQ cai trị cũng được xem là một khu vực bất ổn định và có đạo đức vô cùng suy đồi. 

ĐCSTQ – thể chế tà ác đáng sợ bậc nhất lịch sử. (Ảnh qua NTD)

Không những vậy, các quốc gia khác trên thế giới cũng đang bị chủ nghĩa cộng sản do ĐCSTQ tuyên truyền xâm nhập. Thông qua cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ vừa rồi, toàn thế giới đều đã nhìn thấy tam quyền phân lập của Hoa Kỳ, bao gồm luôn cả truyền thông được xem như “quyền lực thứ tư”, trên toàn diện đều bị “bóng ma” của ĐCSTQ thao túng. Hoa Kỳ – ngọn hải đăng của thế giới tự do gần như tắt ngóm!

Dưới sự tuyên truyền tà thuyết vô Thần luận của ĐCSTQ, một cách vô hình, đạo đức toàn thế giới đều đã trượt dốc nghiêm trọng: người đời không còn tin vào nhân quả báo ứng, chỉ vì lợi ích cá nhân mà không từ điều ác nào, bạn bè anh em phản bội và bán đứng nhau đã là việc quá bình thường, người trong gia đình cũng có thể vì một lời không hợp mà ẩu đả giết hại lẫn nhau, môi trường tự nhiên bị hủy hoại, các trào lưu làm suy đồi đạo đức như loạn luân, giải phóng nhân tính, giải phóng tình dục, phỉ báng tôn giáo,… không ngừng được cổ súy. Mức độ bại hoại so với các thời kỳ lịch sử trước đây chỉ có hơn chứ không có kém. Thật sự đã vô cùng đáng sợ!

Có thể xem những trận đại dịch trong quá khứ như các bài học, dịch bệnh ngày nay chính là nhắm vào tình huống sa ngã của nhân loại mà đến vậy.

Tai họa đều “có mắt”: Đại dịch lây nhiễm có chọn lọc

Từ những ghi chép trong sử sách và những câu chuyện được lưu truyền trong dân gian, chúng ta có thể rút ra một nhận định rằng: Tai họa là có mắt, và dịch bệnh lây lan một cách có chọn lọc. Tuy rằng cùng trong vùng dịch, nhưng có người dường như được miễn nhiễm, và có người dù phòng ngừa thế nào cũng không thoát được dịch bệnh.

Trong trận đại dịch ở Athens thời Hy Lạp cổ, dịch bệnh hầu như chỉ nhắm vào người Hy Lạp mà lây lan. Theo các sử liệu hiện nay, không có ghi chép nào về việc các tù nhân người Peloponnesus bị bắt giữ ở Athens bị lây nhiễm, dù cho họ và người Hy Lạp cùng sống trong một khu vực, sử dụng chung nguồn nước và hít thở chung một bầu không khí. Một cách tương tự, trong đại dịch Cái Chết Đen thời Trung Cổ, có người đã chết ngay sau khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh, nhưng có người trường kỳ tiếp xúc với bệnh nhân mà vẫn vô sự, dù cho các phương pháp phòng dịch mà họ dùng là như nhau.

Đối với những trận đại dịch hoành hành thời La Mã, rất nhiều thường dân, binh lính và thậm chí cả hoàng đế La Mã, dù đã sử dụng rất nhiều biện pháp phòng chống và điều trị, nhưng vẫn bị ôn dịch tước đoạt sinh mệnh. Trái lại, các tín đồ Cơ đốc giáo có khả năng miễn dịch rất cao. Cũng theo các ghi chép, một số người La Mã còn giữ được lương tri, khi đại dịch bùng phát họ đã tỉnh ngộ và hiểu rằng đây là sự trách phạt của Thần vì họ đã bức hại Cơ đốc giáo, họ bắt đầu sám hối và cầu nguyện, sau đó sức khỏe của họ dần hồi phục. 

Thiên sứ trong bức tranh đang chỉ định những căn nhà nên bị lây nhiễm cho quỷ dịch bệnh. (Ảnh qua Medium)

Trên thực tế, đa số các đại dịch trong lịch sử không hề bị con người “đánh bại”, mà chỉ đơn giản là “biến mất” sau một thời gian dài hoành hành. Dường như Ôn Thần và Ôn quỷ đã rời đi sau khi hoàn thành công việc “theo sổ sách” của mình. 

Không chỉ dịch bệnh, mà các tai họa khác dường như cũng đều “có mắt”. Sách “Sưu Thần Ký” có ghi chép về một viên quan thời Hậu Hán tên Từ Hủ, làm quan thanh liêm chính trực. Một năm nọ có nạn châu chấu phá hoại mùa màng các nơi, nhưng khi đàn châu chấu bay đến huyện do Từ Hủ cai quản thì đột nhiên bay thẳng lên không trung, không gây ra thiệt hại nào. Về sau Từ Hủ bị quan trên cách chức đột ngột, châu chấu liền quay lại huyện ấy tàn phá. Dân trong huyện kéo nhau đến chỗ quan trên xin phục chức cho Từ Hủ, quả nhiên Từ Hủ vừa được phục hồi chức quan thì châu chấu lần lượt bỏ đi hết.

Trong lịch sử dân tộc ta cũng có một sự kiện: Vào thời nhà Đinh, sau khi vua Đinh Tiên Hoàng qua đời, tình hình trong nước rối ren, vua Chiêm Thành nghe lời xúi giục của Ngô Nhật Khánh mang đại quân theo đường biển sang xâm chiếm Đại Cồ Việt (tên gọi của nước ta thời đó). Tuy nhiên, khi quân Chiêm tiến vào cửa biển Đại Ác, một đêm gió bão nổi lên, hầu hết các thuyền đều bị đắm, Ngô Nhật Khánh cùng đại đa số quân Chiêm đều chết đuối, vua Chiêm Thành may mắn thoát chết, vội thu tàn quân rút về nước.

Những điều này cho thấy rằng ngay cả thiên tai, chiến tranh cũng đều “có mắt”, nếu thật sự Thần không cho phép, Thiên tượng không có sự biến hóa ấy, thì không thể xảy ra được. Những người không nên gánh chịu tai họa, không có tên trong “sổ sách” của Ôn Thần, ắt sẽ được Thần Phật bảo hộ và có thể vượt qua kiếp nạn.

Vậy thì, trong đại kiếp nạn viêm phổi Vũ Hán đang hoành hành hiện nay, “con mắt” của đại dịch đang nhắm vào những ai? Những người nào có thể có tên trong “sổ sách” của Ôn Thần? Và những người nào có thể giữ được bình an giữa đại dịch? Làm thế nào để nhận được sự bảo hộ của Thần Phật? 

Trong phần tiếp theo, chúng ta tiếp tục làm rõ vấn đề này.

(còn nữa)

Thế Di

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận