Dự ngôn: Giáo hoàng hiện nay là vị cuối cùng trong lịch sử, đại thẩm phán sẽ xảy ra sau đó

0
0

900 năm về trước, Đức Hồng Y Malachi của Ireland đã để lại lời tiên tri: sau thời của ông, sẽ chỉ có tổng cộng 112 vị giáo hoàng và sau đó cuộc đại thẩm phán sẽ tới. Điều đáng quan tâm chính là vị giáo hoàng Francis hiện nay chính là người đứng thứ 112 trong lời tiên tri…

Giáo hoàng Francis hiện nay chính là vị giáo hoàng cuối cùng trong lời tiền tri. (Ảnh: tổng hợp)

Tác giả của lời tiên tri này là Malachi, ông từng là Hồng y của Ireland. Vào năm 1139, Malachi được gọi đến Roma để gặp Giáo hoàng. Trong những ngày tại Roma, Malachi đã nhìn thấy một cảnh tượng vô cùng sống động và rõ nét trong tương lai, đó là sau vị giáo hoàng hiện tại sẽ chỉ có tổng cộng 112 người, tức là sau 112 người này sẽ không còn vị giáo hoàng nào nữa, và khi đó cuộc phán xét cuối cùng (Đại thẩm phán) sẽ tới, mọi thứ đều sẽ kết thúc.

Malachi đã viết 112 câu ngắn bằng tiếng Latinh, mỗi câu tương ứng với một vị giáo hoàng. Trong lời tiên tri này ông không nói rõ tên của vị giáo hoàng tương lai, nhưng lại chỉ ra một cách chính xác những đặc điểm của vị giáo hoàng được bầu chọn. 

Thông thường chúng ta không biết trước được ai sẽ được chọn làm giáo hoàng, sự việc gì sẽ xảy ra sau khi giáo hoàng được bầu, thậm chí cả sau khi họ chết, vậy mà khi nhìn vào lời tiên tri của Malachi liền biết được mọi điều vô cùng chuẩn xác. Vào thời điểm đó, Malachi đã viết lời tiên tri này và đưa nó cho giáo hoàng.

Khi đó bởi vì lời tiên tri quá ly kỳ, hơn nữa dự đoán rằng chỉ có 112 giáo hoàng, nên tòa thánh cảm thấy điều này sẽ gây ra cuộc tranh cãi rất lớn. Do đó đã cải biên và nói rằng sẽ có hàng nghìn thế hệ giáo hoàng. Họ cảm thấy dự ngôn này không thích hợp, vì vậy liền đem lời tiên tri này niêm phong trong một căn phòng bí mật của tòa thánh.

Vì lo sợ sẽ gây ra cuộc tranh cãi lớn nên tòa thánh đã đem lời tiên tri này niêm phong trong một căn phòng bí mật. (Ảnh minh họa qua Facebook)

Lời tiên tri bị niêm phong chính xác đến kinh người

Trải qua 400 năm đến năm 1595, nhà sử học của tòa thánh khi đó là Arnold de Wyon đã phát hiện ra lời tiên tri này và xuất bản ra công chúng. Sau đó quả nhiên nó đã gây ra một cuộc tranh cãi lớn. Lời tiên tri này có thể được chia thành 2 phần như sau:

Phần đầu tiên là tính đến năm 1595, trước khi lời dự ngôn này được chính thức xuất bản đã có 74 vị giáo hoàng, mọi điều về những vị giáo hoàng này đều được dự đoán rất chính xác. 

Một số người nghi ngờ và cho rằng vì nó được xuất bản vào năm 1595, vậy sự chính xác đối với 74 vị giáo hoàng kia là không thuyết phục, bởi vì những người vào thời điểm đó cũng biết rõ nguồn gốc của các Giáo hoàng. Do đó chúng ta sẽ cùng nhau nhìn lại lời tiên tri về 37 vị giáo hoàng xuất hiện sau năm 1595.

Ví dụ, có một giáo hoàng tên là Alexander VIII, thì trong lời tiên tri của Malachi nói rằng đây vị giáo hoàng của “sự sám hối vinh quang”, quả thực Alexander VIII được bầu làm Giáo hoàng vào ngày Thánh Bruno. Trong Kitô giáo, danh từ Saint Bruno chính là “người sám hối”, được bầu làm giáo hoàng là rất vinh quang, nhưng lại được bầu vào ngày sám hối thì chính là sự sám hối vinh quang.

Tranh chân dung Giáo hoàng Alexander VIII. (Ảnh: Wikipedia)

Giáo hoàng chính là được bầu chọn bởi Hồng y. Trước đây từng có 70 hồng y và hiện nay là 120 hồng y. Hồng y hay còn gọi là Hồng y giáo chủ, họ mặc y phục màu đỏ, còn giáo hoàng thì mặc y phục màu trắng. Khi đến thời điểm bầu cử, tất cả các Hồng y đều phải ở trong 1 phòng, không được ra ngoài cho đến khi có kết quả bầu chọn giáo hoàng thì họ mới được đi ra. Hiện nay cuộc bầu cử này được tổ chức tại giáo đường Sistine ở Vatican.

Một ví dụ khác là Giáo hoàng Clement XIII, ông được mô tả trong lời tiên tri là “bông hồng của Umbria”. Umbria là một vùng của Ý, Giáo hoàng này trước đây đã từng là thống đốc của Umbria. 

Tranh chân dung Giáo hoàng Clement XIII . (Ảnh: Wikipedia)

Toàn bộ lời tiên tri của Malachi đều dùng cách so sánh tương tự như thế này, thông qua phương thức ẩn dụ mà ám chỉ đặc điểm của từng vị Giáo hoàng. Mặc dù toàn bộ lời tiên tri về Giáo hoàng khá khó hiểu, nhưng vẫn khiến người ta tin tưởng. Bởi vì dự ngôn được sắp xếp theo trình tự thời gian, và 112 người đều khớp với thứ tự trước sau, điều này là không thể tùy tiện tạo ra được.

Dự đoán chính xác và thú vị nhất có lẽ chính là Gioan Phaolô II, ông là Giáo hoàng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Ông ứng với Lời tiên tri là “De labore solis”, nghĩa đen là “công việc của Mặt Trời” hoặc “Mặt Trời mang lại cho ông sự sống”, nghe rất thú vị. Labor solis này là một từ Latin phổ biến cũng có nghĩa là “nhật thực”, và quả thực ngày Giáo hoàng Phaolô II được bầu chọn thực sự đã diễn ra nhật thực, nhật thực này xảy ra ở Ấn Độ Dương vào ngày 18/5/1920. Không những vậy, vào ngày mất của ông tức ngày 8/4/2005, ở toàn bộ Thái Bình Dương, Trung Mỹ, Caribe và New Zealand cũng xảy ra nhật thực một phần, đây không phải là quá trùng khớp sao.

Vị giáo hoàng hiện nay chính là người đứng thứ 112 trong lời tiên tri

Malachi đã dự đoán rằng sau 112 giáo hoàng, sẽ không còn vị giáo hoàng nào nữa và nhân loại sẽ xuất hiện “đại thẩm phán cuối cùng”. Vậy câu hỏi đặt ra là: Vị giáo hoàng hiện tại là vị thứ mấy? Còn bao lâu nữa là đến cuộc phán xét cuối cùng? Hiện giáo hoàng Francis chính là đứng thứ 112 trong danh sách này. Nói cách khác, theo lời tiên tri, Francis sẽ trở thành vị giáo hoàng cuối cùng trong lịch sử nhân loại. Trong nhiệm kỳ của ông, nhân loại sẽ mở ra đại thẩm phán cuối cùng.

Lời tiên tri về giáo hoàng Francis là “Petrus Romanus”. Trong tiếng Anh có nghĩa là Peter người La Mã (Peter là một tên phổ biến dành cho nam giới của các quốc gia nói tiếng Anh). Francis là người Argentina, vậy tại sao lại nói là người La Mã? Kỳ thực, cha của Francis là một người Ý nhập cư, vì vậy ông là người gốc Ý. Hơn nữa trong thời điểm đưa ra lời tiên tri vẫn chưa có đất nước Argentina, điều này cũng là hợp lý khi gọi Francis là người La Mã. 

Còn cái tên Peter trong tiếng Anh thì giải thích như thế nào? Cái tên Francis của Đức Giáo hoàng đương nhiệm chính là để tưởng nhớ vị Thánh Kitô giáo nổi tiếng Francis. Tên đầy đủ của Thánh Francis là Francesco di Pietro di Bernardone, chữ Pietro ở giữa chính là Peter trong tiếng Anh. Vì vậy, gọi giáo hoàng hiện tại là Peter người La Mã là hợp tình hợp lý.  

Vị giáo hoàng hiện nay – Francis. (Ảnh: Nld.com)

Vị giáo hoàng đầu tiên của Giáo triều Roma là Thánh Phêrô, cũng được dịch là Thánh Peter. Chiểu theo lời tiên tri này thì Giáo hoàng cuối cùng là Peter La Mã. Như vậy có thể thấy các vị giáo hoàng bắt đầu và kết thúc đều với các tên Peter, từ đầu đến cuối thực sự khớp với nhau. 

Phân tích đoạn cuối trong bài tiên tri

Đoạn cuối trong toàn bộ lời tiên tri của Giáo hoàng Malachi còn có một câu rất quan trọng đó là: “In psecutione extrema S.R.E sedebit. Petrus Romanus, qui pascet oues in multis tribulationibus: quibus transactis ciuitas septicollis diruetur index tremendous indicabit populum sum. Finis.” 

Đoạn dự ngôn này rất mông lung, khó hiểu, chúng ta hãy giải thích một chút. Từ ”S.R.E” trong tiếng Latinh đề cập đến là giáo triều Roma thần thánh. Câu đầu tiên  “psecutione extrema S. R. E sedebit” bằng tiếng Anh có hai cách giải thích, thứ nhất là nói S.R.E cũng chính là giáo triều Roma sẽ gặp phải phá hoại nghiêm trọng, nhưng nguyên văn gốc của từ “sedebit” trong tiếng Anh lại có nghĩa là “sit” (ngồi). 

Bình thường rất ít người nói rằng bạn đang ngồi trong cuộc phá hủy, có thể thoải mái khi ngồi trong tình cảnh này không? Vì vậy, lời giải thích thứ 2 chính là giữa cuộc phá hủy nghiêm trọng, giáo triều Rôma ngồi im không làm gì cả. Cả hai cách giải thích đều có thể, còn lại phụ thuộc vào từng cá nhân liễu giải nó như thế nào.

Câu thứ 2: “Peter Roman” chính là chỉ Giáo hoàng Francis cuối cùng như đã nói bên trên. Tiếp theo câu “qui pascet oues in multis tribulationibus” có nghĩa là những chú cừu non La Mã trong đau khổ. Peter người La Mã đang chăn những con cừu non đau khổ. Cừu con vốn là một loài vật vô cùng thiêng liêng trong Kinh Thánh, nhiều Cơ đốc nhân nghĩ rằng cừu non chính là Chúa Jesus. Một số người cho rằng cừu con ám chỉ Chúa Sáng Thế. 

Câu thứ 3: “Quibus transactis ciuitas septicollis diruetur index tremendous indicabit populum sum” tạm dịch: sau khi thành phố có 7 ngọn núi La Mã bị tàn phá, Sáng thế chủ vĩ đại sẽ mở ra cuộc phán xét con dân của Ngài. Thành phố có 7 ngọn núi là ám chỉ thành Roma, Roma là thành phố huy hoàng nhất và vĩ đại nhất trong thời cổ đại. Vậy nên nó có thể có nghĩa là, sau sự hủy diệt của nền văn minh và các thành phố vĩ đại nhất của nhân loại thì đại thẩm phán cuối cùng sẽ đến. 

Theo lời tiên tri của Malachi, sau khi kết thúc nhiệm kỳ của vị giáo hoàng thứ 112 thì sự phán xét cuối cùng như trong Cơ đốc giáo lưu truyền sẽ mở ra. Vậy điều gì sẽ xảy ra trong cuộc phán xét cuối cùng đó, và những dấu hiệu nào báo trước ngày phán xét cuối cùng sắp xảy ra? Thời gian sẽ cho chúng ta câu trả lời chính xác nhất.

Tử Vi (Theo kênh Tham tác thì phân – Chu Tử Định)

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận