Cách hóa giải bùa ngải theo phật giáo, có nhiều câu hỏi được đặt ra về vấn đề này. Vậy bùa ngải là gì và cách hóa giải ra sao thì mời bạn hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây.
VẤN: Hiện nay ở ngoài, người ta dùng bùa ngãi rất nhiều để lừa gạt trù ếm nhau. Ở chỗ trường tiểu học của con gái con, họ đã dùng bùa ngãi thế nào dụ dỗ các cháu nhỏ đi theo rồi lột hết nữ trang dây chuyền. Đi trên xe đò con lại cận cảnh thấy họ dùng bùa làm mê mờ người khác rồi gạt tiền mà con không dám la lên vì biết như thế sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng mình. Bạn con bảo đi đâu cũng nên mang theo vài tép tỏi bỏ vào người cho an thì bùa ngãi không vào được. Con rất sợ nên lên chùa thỉnh cả dây tượng Phật chú nguyện để đeo vào người. Con rất lo lắng cho con cái của mình và không biết làm thế nào để tránh những điều này. Tại sao có người bị dính bùa ngãi và có người thì không? Xin Sư chỉ dạy cho con phương pháp hay câu niệm chú nào của Phật để con và gia đình không bị dính vào những vấn đề này. Nếu dính bùa ngãi con nên làm sao để hóa giải. Con xin cảm ơn Sư.
ĐÁP: Trong Phật giáo không có bùa ngải, người Phật giáo không tin bùa ngải, bùa ngải không xăm hại làm tổn thương đến người tin Phật. Nói đến bùa ngải, người Phật tử cầm tìm hiểu bùa ngải là gì, pháp sử dụng bùa ngải như thế nào, tác dụng của bùa ngải ra sao, rồi mới nói đến việc bùa ngải có tác dụng làm cho người sở cầu như ý, hay một người muốn dùng bùa ngải làm hại người khác, hoặc bùa ngải làm tổn hại đến con người, tại sao không làm tổn hại chúng sanh khác và đối với những người không tin bùa ngãi thì ra sao…?
“Bùa ngải” là phép thuật thần thông, gọi tắt là huyền thuật có lịch sử ít nhất đã 8.000 năm, bất cứ tôn giáo nào, dân tộc nào cũng có huyền thuật. Ở nước ta, có rất nhiều loại huyền thuật tự sanh hoặc du nhập. Cơ bản nhất vẫn có thể kể đến các dòng Nam Tông (Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar, Campuchia…), dòng Tiên Đạo (Trung Quốc, Tây Tạng…) hay huyền thuật của các dân tộc (như người Mường)… Mỗi dòng đều có thế mạnh thế yếu nhưng trước đây dùng để chữa bệnh, trừ ma diệt quỷ chứ không dùng hại nhau như bây giờ. Huyền thuật không phân biệt chánh tà, chỉ có người sử dụng huyền thuật vào mục đích tốt hay xấu mà thôi (Trường Tiến – Báo Dòng Đời)
Ý nghĩa của ngải
Ngải là một thứ thuốc mà người tin rằng uống vào thì bị mê hoặc, bị mắc ngải (philtre), ngoài ra còn một thứ cây khác cũng thuộc giống ngải là cây nghệ, gừng, lá lớn cũ lớn, những loại cây cỏ có mùi thơm lạ ở rừng núi hoang vu (absinthe). Trong thế giới huyền bí, tức là những bí hiểm của thiên nhiên, vũ trụ mà con người không hoặc chưa bước đến tận nơi để khám phá, thì hiện nay mọi người, những người không tin Phật thường cho đó là những thế giới bí hiểm độc nhất vô nhị. “Ngải”có thể làm tổn hại, như thôi miên thu hút từ người nầy đến người khác, có thể có một lực vô hình hoán chuyển theo ý muốn từ tự thân đến tha nhân phải chạy theo ý muốn của mình qua một vật thể lạ. Ví dụ: một đứa trẻ mãi mê một đồ vật “tò he” của một người khác cầm trên tay, nó mãi mê, mãi mê, rồi đi theo đồ vật “tò he” đó để xem ra như thế nào mà thôi, chứ trẻ không đi theo người cầm đồ “tò he” đó. Trong khi đó cha mẹ hay anh chị trong nhà của bé nghĩ suy nhiều, rất nhiều ý tưởng, trong đó có ý nghĩ cho rằng:”bé” bị bùa ngãi rủ đi như đi theo người cầm “tò he” đó!
Như thế, các Bạn có biết không? “bé” đi theo “tò he” hay bị bùa ngải rủ đi? Chắc chắn “bé” đi theo con “tò he”, chứ không phải bị bùa ngải rủ đi theo người cầm tò he.
Cách giải việc nầy: làm cha mẹ không phải nghĩ suy bùa ngãi chi cả, mà chỉ mua cho “bé” con “tò he”, bé sẽ trở về nhà thôi.
Tác dụng của “bùa ngải”
Trong thế giới chúng ta đang sống là thế giới phức tạp, con người sống trong sự phức tạp đó, cần có trí tuệ tự giải trình cho chính tâm tư mình, thì không có gì là phức tạp! Trong thế giới thời xa xưa, với chúng ta, thường hay tồn tại những bí mật lạ, thậm chí thật kỳ lạ, bùa ngải là mộ trong số kỳ lạ đó. Ngày nay khoa học đã từng làm phai mờ những bí mật kỳ lạ đó rồi, và con người tiến bộ cho những bí mật kỳ lạ đó là những điều hoang tưởng. Tuy nhiên dù hoang tưởng nhưng thích suy nghĩ đến, dù bí mật nhưng thích thấy, dù sợ nhưng thích nghe kể…đó là những đặc tánh làm cho con người luôn suy nghĩ thế giới này có bùa ngải…!
Người thầy thuốc Trung Hoa, Ấn Độ hay Triều Tiên, các nước khu vực Đông Nam Á trị bệnh nan y cho một người, thường là hay đi vào rừng sâu tìm thuốc, những lọai thuốc hiếm đem về cứu bệnh nan y cho bệnh nhân, hết bệnh, cải tạo được số mệnh từ sắp chết trở thành lành bệnh… đó là người thầy thuốc có lương tâm. Ngược lại, đối với thầy thuốc không lương tâm gọi đó là “vào rừng luyện ngải” và họ tin rằng ngải giúp con người chế ngự bởi sức mạnh huyền bí (Hoa Sen vàng – vutruhuyenbi.com). “Thầy thuốc lương tâm” trở thành “Thầy pháp mê tín” luyện bùa ngãi trị bệnh thiên hạ.
Ngoài ra còn có những pháp sư cao thủ dành cả cuộc đời mình để luyện “công lực”, họ có thể biểu diễn những kỹ năng kinh dị như nhúng tay vào vạc dầu sôi, hay dùng đinh đâm xuyên qua người… Sau khi đã luyện thành cao thủ, họ sẽ tìm và chăm sóc một số loài thực vật mà theo họ có khả năng đặc biệt để truyền các “công lực” sang, gọi là “ngải”. Các thầy pháp thuộc diện cao thủ bao giờ cũng là những tay chuyên luyện bùa ngải hay độc trùng. Thông qua việc nuôi ngải, luyện độc trùng, các pháp sư khẳng định quyền năng của họ. Huyền thoại về ngải xưa nay có rất nhiều. Ai không hiểu quy tắc siêu hình nghe những chuyện đó thì thấy nó ly kỳ rùng rợn, hãi hùng và lầm tưởng ngãi là cái gì ghê gớm lắm.
Ý nghĩa của bùa?
Nói đủ là “bùa chú”, tức là một lọai chữ “linh”, một lọai chữ linh hiển linh diệu, do người sử dụng chú tâm vào một chữ, hay một vật thể làm cho người khác nghe theo. Tin tưởng “bùa chú” không phải là tín ngưỡng tôn giáo, một đôi khi ở một số đia phương như ở Tây tạng, Sikkim, Butans, Mông cổ, Trung quốc, ở vùng chân núi Hy Mã Lạp Sơn… thuộc về tôn giáo thần bí. “Bùa chú” thể hiện sức sáng tạo của con người trong lúc tâm linh vô thức thăng hoa, nó là một nội lực do tu luyện nhiều ngày tháng năm dùng để chữa trị thân bệnh và tâm bệnh. Tín ngưỡng bùa chú là tín ngưỡng tâm linh, nên bản thân bùa chú không phải là những điều mê tín, mà chỉ có những người không muốn hiểu biết về nó đã khoác lên “bùa chú” chiếc áo đầy “sắc màu mê tín “…Bùa có đọc phép, tụng niệm chú vào đó gọi là “bùa chú”, hướng về một sự việc mà người ta tin tưởng sẽ hết bệnh thân hay tâm.
Lợi ích của bùa ngải
Đối với người tu Phật theo Mật tông, khi đọc thần chú là ra lệnh cho những lực lượng vô hình, làm những việc theo ý muốn của người đọc, “bùa chú” đây thuộc về tín ngưỡng tôn giáo. Trường hợp người nầy giúp cho người kia thoát qua họan nạn, chữa lành thân bệnh và tâm bệnh, bảo vệ thân mạng, tài sản, giúp đỡ người hiền lương, răn dạy và trừng phạt kẻ tà tâm gian ác v.v…người đó là vị pháp sư tu Mật tông, chú niệm thông qua các vật thể để được sự linh ứng như: dầu, nước, lửa, giấy, chỉ, cát, đất, đá, sành sứ, gỗ, lá cây, gốc lúa, cũ ngãi, kim loại, xác động vật và vị thể ao hồ, núi, sông, v.v…cứu bệnh cho người đời góp phần giúp ích sự an sinh xã hội sức khỏe, bình an và hạnh phúc. Ngược lại là những “thầy pháp bất đắc dĩ” hướng dẫn mọi người đi vào nẽo tà kiến.
Như trên đã nói, bùa ngải có công năng giúp trị thân bệnh và tâm bệnh đối với những người liêm chánh, những pháp sư tu Mật tông, những người có mật ý muốn cứu người, cứu chúng sanh, thệ nguyện không làm tổn hại chúng sanh., muốn làm việc giúp người cứu người trong cơn bức ngặt. Trường hợp các pháp sư ấy lợi dụng thần thông phù phép cao viễn, lợi dụng mọi người không hiểu biết, sanh tâm tà kiến, cướp tiền bạc người, dụ dỗ người khác làm theo những tư kiến của mình để lừa đão. Người ấy không còn là pháp sư nữa, mà là “manh sư” một “thầy pháp tối dốt” hại người, hại đời.
Sự tổn hại của “bùa ngải”
Bùa Ngải có là gì đâu mà “giải cứu”, chẳng qua là một câu chú lực chú vào một chữ (bùa), một ít lá cây, cây thuốc lạ, một vật sành sứ hay một chất dầu, nước, lữa, giấy (ngải), đem chú niệm vào đó, tạo thành một vật lạ, mà người đời cho là linh thiêng rồi tin vào đó, chạy theo vật đó, chỉ có thế thôi. Nếu là Phật tử thì không phải sợ sệt, những người không tin thì không phải bị vướng mắc vào “ngải bùa”. Tại sao người kia bị vướng “bùa ngải”? Vì người đó tin, nên mở cữa tâm hồn cho thần “bùa ngải” bám vào.
Có người tin “bùa ngải” đến mức phó thác cuộc sống mình vào nó thì chỉ là tự huyễn hoặc mình mà thôi! “Bùa ngải” dùng để chống vợ giận, chống chồng theo vợ bé, bùa học giỏi, bùa bán được hàng hóa, tai qua nạn khỏi… Cách đây 50 năm, những người làm quan bị dân ghét, dân không thích, các vị quan ấy đi chuộc “bùa ngải” để trong túi áo đến cơ quan làm việc và tin đến mức độ dân sẽ thương, nhưng thật ra dân vẫn ghét, không ưa, lại bảo “bùa ngải” đó không linh thiêng, đi tìm Thầy khác, cứ như thế sống trong thế giới “bùa ngải” cả đời thành người nghèo “xơ xát, vì tiền bạc có bao nhiêu cho “Thầy bùa ngải” hết rồi!
Lời kết của người tu Phật
Theo Phật giáo thì tin vào “luật nhân quả”, làm thiện thì gặp thiện, làm ác thì gặp ác, không có phù phép “bùa ngải” nào qua “luật nhân quả”.
Nhắc đến “luật nhân quả”, để muốn trừ khữ những “bùa ngải” hại đời, hai người, hại trẻ con như Bạn nói, không phải dùng “tỏi” để trừ “ngải”, quan niệm đó là sai lầm lớn. Bạn có thể trao cho người gọi là bị mắc ngải, chạy theo ngải bằng một vật lạ mắt khác, như một món quà sinh nhật, một cây bút máy đẹp, một thức ăn thơm, ngon, một vật lạ như búp bê, sẽ khử được “bùa ngải”. Phép cao hơn nữa là một ảnh Phật, một bài thần chú Đại Bi, chú Chuẩn Đề, phẩm kinh Phổ Môn, Kinh Pháp Hoa, giải bày những thuyết giải thoát hướng về tâm trí đại thừa, chắc chắn vị đó không còn bị vướng “bùa ngãi” nữa! Vì tâm linh người kia hướng về vật thể mới lạ, không còn hướng đến “bùa ngải”, nên gọi là trị khữ được “bùa ngải”.
Chơn thật tu hành nghiệp mới qua
Mãi theo bùa ngãi có chi mà
Mê tín muôn đời là mê tín
Nên tin Phật pháp vượt ái hà.